BÁC SĨ TỐT NHẤT LÀ CHÍNH MÌNH

CỬA HÀNG THỰC PHẨM THỰC DƯỠNG - ĂN KIÊNG | HOXUDO

Cung cấp các sản phẩm tỏi đen, gạo lứt, yến mạch, mầm đậu, yến sào và các sản phẩm từ gạo lứt,... tại Quy Nhơn và trên toàn quốc. Hotline: 0948 52 4848

CÔNG DỤNG CỦA TỎI ĐEN

Món quà cho sức khỏe

CÔNG DỤNG MẦM ĐẬU NÀNH YẾN MẠCH

Quà tặng từ thiên nhiên

Chủ Nhật, 27 tháng 1, 2019

Người mắc bệnh cao huyết áp cần kiểm tra những gì?

NGƯỜI MẮC BỆNH CAO HUYẾT ÁP CẦN KIỂM TRA NHỮNG GÌ?

1. Kiểm tra chức năng thận: đo lượng urea trong nước tiểu, lượng kali trong máu...
2. Đo lượng đường trong máu.
3. Kiểm tra lượng calcium trong máu.
4. Kiểm tra lượng acid uric trong máu.
5. Kiểm tra lượng cholesterol trong máu.
6. Đo điện tâm đồ.
7. Chụp X quang lồng ngực.
Bệnh cao huyết áp dẫn đến 70% xuất huyết não, cho nên người mắc bệnh cần đi khám bệnh thường xuyên.

ĐO HUYẾT ÁP CẦN CHÚ Ý NHỮNG VẤN ĐỀ GÌ?

Muốn đo huyết áp chính xác cần chú ý:
1. Đo động mạch cánh tay phải, khi đo phải vén cao tay áo, không nắm chặt tay, đặt tay cao bằng độ cao của tim.
2. Khi đo phải thoải mái tinh thần, ngồi thư giãn 15 phút.
3. Nếu đo lần đầu thấy cao huyết áp, cần thư giãn một tiếng đồng hồ rồi đo lại.
4. Mỗi khi đo huyết áp nên đo hai lần. Nếu hai lần đo có kết quả chênh nhau 4mmHg thì đo lại, nếu kết quả không đổi thì lấy chỉ số trung bình giữa hai lần đo.

TẠI SAO NGƯỜI MẮC BỆNH CAO HUYẾT ÁP PHẢI ĐO HUYẾT ÁP THƯỜNG XUYÊN?

Hiện nay, bệnh cao huyết áp là một trong những chứng bệnh nguy hiểm nhất đối với sức khỏe con người. Có nhiều người do thiếu kiến thức tự phòng bệnh, không đo huyết áp định kỳ, dễ dẫn đến bệnh nặng lúc nào không hay. Thông thường, người bệnh khi huyết áp tăng cao sẽ cảm thấy nhức đầu, chóng mặt, mệt mỏi... Nhưng có một số người do thường xuyên bị cao huyết áp hoặc huyết áp có biến động lớn nên đã thích nghi dần với nó mà không cảm thấy có triệu chứng rõ ràng. Nếu không đo huyết áp định kỳ, không uống thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ, sẽ dễ phát sinh những triệu chứng ở tim, não, thận... rất nguy hiểm. Theo thống kê, có đến 70% trường hợp xuất huyết não do cao huyết áp, trong số đó có đến 80% số người bị cao huyết áp mà không đo huyết áp thường xuyên. Do đó người mắc bệnh cao huyết áp phải đo huyết áp thường xuyên, điều này rất quan trọng.
Xem thêm: Những triệu chứng thường gặp ở người mắc bệnh cao huyết áp là gì?
                   Huyết áp hình thành từ đâu?
                   Lịch trình cho một ngày sinh hoạt khỏe mạnh.










Thứ Tư, 16 tháng 1, 2019

Những triệu chứng thường gặp ở người mắc bệnh cao huyết áp là gì?

THẾ NÀO LÀ CAO HUYẾT ÁP?

Huyết áp cao là trong trường hợp không dùng thuốc hạ huyết áp mà chỉ số khi tim co là l40mmHg hoặc chỉ số khi tim giãn là 90mmHg. Ủy ban cao huyết áp của Mỹ và Liên Hiệp Quốc (JNC) xác định số đo huyết áp tốt nhất là 120/80mmHg: khi cao huyết áp 130/85mmHg mà còn bị tiểu đường thì phải điều trị ngay; Nếu không có triệu chứng về cao huyết áp thì không cần điều trị nhưng cần chú ý bảo vệ tim, não, thận bằng thuốc hạ huyết áp theo chỉ dẫn của bác sĩ.

HUYẾT ÁP CAO CÓ NHỮNG LOẠI NÀO?

Căn cứ vào nguyên nhân làm cho cao huyết áp, người ta chia cao huyết áp thành hai loại chính: cao huyết áp nguyên phát và cao huyết áp thứ phát.
1. Cao huyết áp nguyên phát là cao huyết áp chưa rõ nguyên nhân, người ta quen gọi là bệnh cao huyết áp nguyên phát hoặc bệnh cao huyết áp. Đặc trưng của nó là huyết áp động mạch tăng cao, kèm theo những thay đổi khác thường ở tim, não, thận, mạch máu gây bệnh toàn thân. Theo thông kê có từ 90- 95% số người mắc bệnh cao huyết áp thuộc loại cao huyết áp nguyên phát. Trong bệnh tim mạch thì cao huyết áp nguyên phát là loại bệnh mãn tính thường gặp hơn cả.
2. Cao huyết áp thứ phát là loại bệnh phát sinh theo một số bệnh khác, khi chữa khỏi bệnh thì huyết áp sẽ hạ. Do đó, loại cao huyết áp này được gọi là cao huyết áp có tính triệu chứng, nó chỉ chiếm từ 5-10% trong tổng số những người mắc bệnh cao huyết áp. Những người mắc bệnh viêm thận mãn tính, hẹp động mạch thận không có ung thư tế bào, chỉ có ung thư tế bào gan nguyên phát,... đều xuất hiện triệu chứng cao huyết áp.

NHỮNG TRIỆU CHỨNG THƯỜNG GẶP Ở NHỮNG NGƯỜI MẮC BỆNH CAO HUYẾT ÁP LÀ GÌ?

Biểu hiện lâm sàng của bệnh cao huyết áp cũng tùy theo người, tùy theo thời kỳ mắc bệnh khác nhau mà khác nhau. Có một số người bệnh lúc đầu chẳng thấy có triệu chứng gì cả, có người có triệu chứng như bệnh thần kinh, nếu không đo huyết áp rất dễ nhầm lẫn. Điều cần đặc biệt chú ý là triệu chứng của người bệnh không phụ thuộc vào cao huyết áp hay thấp. Có người huyết áp không cao lắm nhưng xuất hiện nhiều triệu chứng, có người huyết áp rất cao nhưng triệu chứng không rõ ràng. Triệu chứng thường thấy ở người mắc bệnh cao huyết áp là nhức đầu, chóng mặt, nặng đầu, buồn ngủ... Có một số người có triệu chứng tê chân tay hoặc có cảm giác buồn bực, cũng có người có cảm giác như kiến bò trên người hoặc bàn chân, dễ có phản ứng khi bị lạnh,...
Huyết áp hình thành từ đâu?
Tỏi đen tốt cho người cao huyết áp.
Theo: Bác sĩ tốt nhất là chính mình.

Thứ Tư, 9 tháng 1, 2019

Huyết áp hình thành từ đâu?

Huyết áp là áp lực gây ra trên một đơn vị diện tích huyết quản khi máu lưu thông trong huyết quản.

HUYẾT ÁP HÌNH THÀNH TỪ ĐÂU?

Huyết áp là áp lực gây ra trên một đơn vị diện tích huyết quản khi máu lưu thông 

Hệ thống tuần hoàn của cơ thể bao gồm tim, mạch máu và tuyến hạch, chúng liên kết với nhau thành “hệ thống đường ống” khép kín. Quả tim bình thường là một khôi cơ mạnh mẽ, giống như chiếc bơm, nó hoạt động đều đặn suốt đêm ngày. Quả tim lúc co lúc giãn làm cho máu lưu thông tuần hoàn trong mạch máu. Khi máu lưu thông trong mạch máu, bất luận là tim co hay giãn đều tạo ra một áp lực nhất định lên thành mạch máu. Khi tim co lại, áp lực đối với động mạch chủ đạt mức cao nhất, lúc đó huyết dịch được gọi là “áp cao”; khi tâm thất trái giãn ra, áp lực ở thành động mạch chủ hạ xuống mức thấp nhất, lúc đó gọi là “áp thấp”. Bình thường, cái mà ta gọi huyết áp chính là chỉ số đo huyết áp của động mạch ở hõm cánh tay, là cách đo gián tiếp huyết áp của động mạch chủ.
Huyết áp thường biến động phụ thuộc vào chế độ ăn uống, đi đứng, lao động trí óc, lao động chân tay và trạng thái tâm lý của mỗi người.

HUYẾT ÁP TỰ ĐIỀU TIẾT NHƯ THẾ NÀO?


Áp lực máu trong cơ thể không phải cố định bất biến, mà nó thường tự thay đổi phụ thuộc vào chế độ ăn uống, đi đứng, lao động trí óc, lao động chân tay và trạng thái tâm lý của mỗi người. Ví dụ: Khi ta ngủ, đại não và các cơ ở trạng thái nghỉ ngơi, cơ thể ít tiêu hao năng lượng; theo đó, nhịp tim và nhịp thở đều giảm, máu lưu thông chậm, huyết áp cũng giảm đến mức thấp nhất trong ngày. Sáng sớm sau khi thức dậy, một ngày làm việc mới bắt đầu, hoạt động trao đổi chất lại nhộn nhịp; để thích ứng với sự thay đổi sinh lý đó, tim và phổi phải hoạt động mạnh hơn, máu lưu thông nhanh, do đó huyết áp tăng cao. Thí nghiệm cho thấy, mức chênh lệch huyết áp cao nhất và thấp nhất trong 24 giờ thấp dưới mức 40mmHg, khi ngủ dậy huyết áp lập tức tăng khoảng 20mmHg. Sự thay đổi đột ngột đó ảnh hưởng xấu đến cơ thể. Có trường phái cho rằng bệnh nhồi máu cơ tim dẫn đến đột quỵ thường xảy ra vào lúc sáng sớm, rất có thể có liên quan đến nhân tố này. Mỗi người với trạng thái tâm lý khác nhau thì mức độ biến đổi của huyết áp cũng khác nhau. Ví dụ khi ta nói chuyện, huyết áp có thể tăng 10%; trẻ con khi khóc, học sinh khi học bài, ca sĩ khi hát... huyết áp có thể tăng 20%; khi ta làm việc hoặc tập thể dục thì huyết áp (cả áp cao và áp thấp) đều có thể tăng từ 50% trở lên. Thời tiết thay đổi cũng làm cho huyết áp thay đổi, trời lạnh thường làm tăng huyết áp và trời nóng thì huyết áp giảm. Huyết áp của người sở dĩ thay đổi chủ yếu là do quá trình điều tiết của thần kinh điều khiển sự vận động của tim, mạch và thận lọc chất thải từ máu. Do đó, huyết áp dao động là một hiện tượng sinh lý bình thường.

THẾ NÀO LÀ CAO HUYẾT ÁP?

Huyết áp cao là trong trường hợp không dùng thuốc hạ huyết áp mà chỉ số khi tim co là l40mmHg hoặc chỉ số khi tim giãn là 90mmHg. Ủy ban cao huyết áp của Mỹ và Liên Hiệp Quốc (JNC) xác định số đo huyết áp tốt nhất là 120/80mmHg: khi cao huyết áp 130/85mmHg mà còn bị tiểu đường thì phải điều trị ngay; Nếu không có triệu chứng về cao huyết áp thì không cần điều trị nhưng cần chú ý bảo vệ tim, não, thận bằng thuốc hạ huyết áp theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Thứ Ba, 8 tháng 1, 2019

Sức mạnh của tuyến tụy trong cơ thể bạn

Tuyến tụy giữ cho hệ tiêu hóa của bạn hoạt động ổn định.
Đặt quá nhiều căng thẳng vào tuyến tụy của bạn - do ăn quá nhiều, uống rượu hoặc hút thuốc — có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.

Tuyến tụy nằm phía sau dạ dày của bạn. Nó được bao quanh bởi ruột, gan và túi mật. Những cơ quan lân cận này làm việc cùng nhau để giúp bạn tiêu hóa thức ăn của mình.

Tiến sĩ Dana Andersen, một chuyên gia tuyến tụy tại NIH cho biết: “Tuyến tụy tạo ra nhiều loại enzyme giúp phân hủy carbohydrate, protein và chất béo trong chế độ ăn của bạn thành các nguyên tố nhỏ dễ sử dụng hơn. Nó cũng tạo ra các hormon chuyên biệt đi qua máu và giúp điều chỉnh nhiều chức năng của cơ thể.

Hormon nổi tiếng nhất được sản xuất bởi tuyến tụy là insulin. Insulin kiểm soát lượng đường, hoặc glucose, được các tế bào của cơ thể hấp thụ. Nếu các tế bào sản xuất insulin trong tuyến tụy bị hư hỏng, bệnh tiểu đường có thể phát sinh. Bệnh tiểu đường tuýp 2 xảy ra khi tuyến tụy không thể sản xuất đủ insulin để xử lý đường trong máu của bạn. Béo phì làm trầm trọng thêm bệnh tiểu đường tuýp 2.
“Béo phì có thể làm cho tuyến tụy cơ thể bạn hoạt động kém hiệu quả để sản xuất insulin. Điều đó đặt nhiều áp lực hơn vào tuyến tụy, ”Andersen nói. "Chỉ giảm 3 hoặc 5 kg có thể giúp tuyến tụy hoạt động hiệu quả hơn."

Nồng độ chất béo cao trong máu cũng có thể dẫn đến viêm tuyến tụy, hoặc viêm tụy cấp, có thể là mãn tính hoặc cấp tính. Với viêm tụy mãn tính, tình trạng viêm không rõ ràng và trở nên tồi tệ hơn theo thời gian. Cuối cùng, nó có thể dẫn đến tổn thương vĩnh viễn.

Theo dõi lịch sử bệnh án của gia đình bạn có thể giúp bạn tìm hiểu xem bạn có nguy cơ mắc các vấn đề về tuyến tụy hay không. "Nó luôn luôn là một thói quen tốt để nói với bác sĩ của bạn nếu lịch sử gia đình có một người bị bệnh tuyến tụy," Andersen nói. "Điều đó nghe có vẻ không cần lắm, nhưng với một bác sĩ, đó là thông tin rất quan trọng".

Kiến thức về tiền sử sức khỏe gia đình đặc biệt quan trọng đối với việc phát hiện sớm ung thư tuyến tụy có thể xảy ra, thường không có triệu chứng ở giai đoạn đầu. Khi được chuẩn đoán sớm, ung thư tuyến tụy có thể chữa khỏi bằng phẫu thuật. Nhưng hầu hết bệnh nhân ung thư tuyến tụy không được chẩn đoán cho đến khi giai đoạn phát triển cao hơn, khi cơ hội sống sót thấp.

Các nhà nghiên cứu của NIH đang tìm kiếm những cách mới để phát hiện bệnh tuyến tụy sớm và dự đoán ai là người có nguy cơ cao nhất. Ăn uống lành mạnh và hạn chế tiếp xúc với các chất độc hại, như thuốc lá và rượu, có thể giúp giữ cho tuyến tụy và toàn bộ hệ thống tiêu hóa của bạn hoạt động bình thường.
Nghiên cứu cho thấy tỏi đen có tác dụng cân bằng chuyển hóa các chất cho cơ thể rất tốt.
(Nguồn -ST-)