Huyết áp là áp lực gây ra trên một đơn vị diện tích huyết quản khi máu lưu thông trong huyết quản.
HUYẾT ÁP HÌNH THÀNH TỪ ĐÂU?
Huyết áp là áp lực gây ra trên một đơn vị diện tích huyết quản khi máu lưu thông |
Hệ thống tuần hoàn của cơ thể bao gồm tim, mạch máu và tuyến hạch, chúng liên kết với nhau thành “hệ thống đường ống” khép kín. Quả tim bình thường là một khôi cơ mạnh mẽ, giống như chiếc bơm, nó hoạt động đều đặn suốt đêm ngày. Quả tim lúc co lúc giãn làm cho máu lưu thông tuần hoàn trong mạch máu. Khi máu lưu thông trong mạch máu, bất luận là tim co hay giãn đều tạo ra một áp lực nhất định lên thành mạch máu. Khi tim co lại, áp lực đối với động mạch chủ đạt mức cao nhất, lúc đó huyết dịch được gọi là “áp cao”; khi tâm thất trái giãn ra, áp lực ở thành động mạch chủ hạ xuống mức thấp nhất, lúc đó gọi là “áp thấp”. Bình thường, cái mà ta gọi huyết áp chính là chỉ số đo huyết áp của động mạch ở hõm cánh tay, là cách đo gián tiếp huyết áp của động mạch chủ.
Huyết áp thường biến động phụ thuộc vào chế độ ăn uống, đi đứng, lao động trí óc, lao động chân tay và trạng thái tâm lý của mỗi người.
HUYẾT ÁP TỰ ĐIỀU TIẾT NHƯ THẾ NÀO?
Áp lực máu trong cơ thể không phải cố định bất biến, mà nó thường tự thay đổi phụ thuộc vào chế độ ăn uống, đi đứng, lao động trí óc, lao động chân tay và trạng thái tâm lý của mỗi người. Ví dụ: Khi ta ngủ, đại não và các cơ ở trạng thái nghỉ ngơi, cơ thể ít tiêu hao năng lượng; theo đó, nhịp tim và nhịp thở đều giảm, máu lưu thông chậm, huyết áp cũng giảm đến mức thấp nhất trong ngày. Sáng sớm sau khi thức dậy, một ngày làm việc mới bắt đầu, hoạt động trao đổi chất lại nhộn nhịp; để thích ứng với sự thay đổi sinh lý đó, tim và phổi phải hoạt động mạnh hơn, máu lưu thông nhanh, do đó huyết áp tăng cao. Thí nghiệm cho thấy, mức chênh lệch huyết áp cao nhất và thấp nhất trong 24 giờ thấp dưới mức 40mmHg, khi ngủ dậy huyết áp lập tức tăng khoảng 20mmHg. Sự thay đổi đột ngột đó ảnh hưởng xấu đến cơ thể. Có trường phái cho rằng bệnh nhồi máu cơ tim dẫn đến đột quỵ thường xảy ra vào lúc sáng sớm, rất có thể có liên quan đến nhân tố này. Mỗi người với trạng thái tâm lý khác nhau thì mức độ biến đổi của huyết áp cũng khác nhau. Ví dụ khi ta nói chuyện, huyết áp có thể tăng 10%; trẻ con khi khóc, học sinh khi học bài, ca sĩ khi hát... huyết áp có thể tăng 20%; khi ta làm việc hoặc tập thể dục thì huyết áp (cả áp cao và áp thấp) đều có thể tăng từ 50% trở lên. Thời tiết thay đổi cũng làm cho huyết áp thay đổi, trời lạnh thường làm tăng huyết áp và trời nóng thì huyết áp giảm. Huyết áp của người sở dĩ thay đổi chủ yếu là do quá trình điều tiết của thần kinh điều khiển sự vận động của tim, mạch và thận lọc chất thải từ máu. Do đó, huyết áp dao động là một hiện tượng sinh lý bình thường.
THẾ NÀO LÀ CAO HUYẾT ÁP?
Huyết áp cao là trong trường hợp không dùng thuốc hạ huyết áp mà chỉ số khi tim co là l40mmHg hoặc chỉ số khi tim giãn là 90mmHg. Ủy ban cao huyết áp của Mỹ và Liên Hiệp Quốc (JNC) xác định số đo huyết áp tốt nhất là 120/80mmHg: khi cao huyết áp 130/85mmHg mà còn bị tiểu đường thì phải điều trị ngay; Nếu không có triệu chứng về cao huyết áp thì không cần điều trị nhưng cần chú ý bảo vệ tim, não, thận bằng thuốc hạ huyết áp theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Theo nghiên cứu, tỏi đen có tác dụng rất hiệu quả đối với bệnh cao huyết áp.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét