TỎI ĐEN LÀ GÌ?
Tỏi đen được tạo ra do tác động của nhiệt độ, độ ẩm trong thời gian thích hợp. Các phản ứng chuyển hóa nội sinh trong tỏi sẽ liên tục chuyển hóa các chất có trong tỏi tươi làm tăng hàm lượng các acid amin, hàm lượng đường (Chủ yếu là đường fructose), kháng sinh tự nhiên và nhiều hoạt chất sinh học quý giúp chống lão hóa, cân bằng các chức năng hoạt động của cơ thể. Những hoạt chất sinh học này trong tỏi tươi không có hoặc có nhưng không bền, dễ bay hơi làm giảm tác dụng của tỏi.
Bản thân tỏi là một loại thực phẩm, dược liệu đa dụng, được sử dụng từ rất lâu trong đời sống con người. Khi lên men thành tỏi đen, tác dụng của tỏi càng tăng lên gấp bội giúp tỏi đen xứng đáng là VUA THỰC DƯỢC. Nó có khả năng can thiệp sâu vào các hoạt động của tế bào theo quy luật tự nhiên, không gây tác dụng phụ. Tỏi đen đầy đủ các công dụng như trong tỏi tươi, sự đặc biệt của tỏi đen đó là hàm lượng các dược chất trong tỏi đen cao gấp từ 3 đến 8 lần trong tỏi tươi. Ngoài ra nó có 1 số ưu điểm vượt trội như: phòng, chống, hỗ trợ điều trị ung thư; giúp bảo vệ chức năng gan, ngăn ngừa xơ gan, viêm gan; tốt cho hệ thống tim, mạch ngăn ngừa đột quỵ; cân bằng đường huyết; tăng sức đề kháng cho cơ thể. Do hàm lượng dược tính trong tỏi đen cao hơn tỏi thường rất nhiều, lại có ưu điểm dễ sử dụng, phù hợp với mọi đối tượng nên tỏi đen được coi là siêu thực phẩm của thế kỷ 21.
CÔNG DỤNG TỎI ĐEN
1.Thành phần dinh dưỡng của tỏi đen
Quá trình lên men không những không làm mất đi thành phần dược lý vốn rất quý của tỏi tươi mà còn tăng sinh các hợp chất này cao gấp 8- 10 lần so với tỏi tươi. Những thành phần quý có thể tìm thấy trong tỏi đen được kể đến như 18 loại
axit amin, S-allyl cysteine, diallyl disulfide và diallyl trisulfide…. Đây là những hoạt chất sinh học quan trọng rất tốt cho sức khỏe con người. S-allyl cysteine là hoạt chất rất có lợi cho cơ thể chống lại bệnh ung thư, diallyl disulfide và diallyl trisulfide tác dụng hạ huyết áp, hạ cholesterol... Những hoạt chất này không dễ tìm thấy trong thực phẩm khác nhưng lại rất dồi dào ở tỏi đen.
2. Tác dụng sinh học của tỏi đen
Thành phần hóa học của tỏi đen chứa chủ yếu các axit amin, peptide, protein, enzyme, glycoside, vitamin,… Các thành phần quý trong tỏi đen đều cao gấp nhiều lần tỏi thường. Qua nhiều nghiên cứu khoa học trên thế giới và trong nước, tỏi đen không những là một thực phẩm quý bởi thành phần và hàm lượng các chất dinh dưỡng cao mà còn chứa nhiều hoạt chất có công dụng phòng, chữa bệnh hiệu quả.
a. Chống oxy hóa
Các nghiên cứu cho thấy hàm lượng chất chống oxy hóa trong tỏi đen cao hơn rất nhiều lần so với tỏi tươi. Do đó, tỏi đen có khả năng chống oxy hóa cao giúp bảo vệ cơ thể khỏi các tổn hại do các gốc tự do sản sinh thông qua các quá trình trao đổi chất bình thường trong cơ thể hoặc từ các tác nhân độc hại bên ngoài như khói bụi, rượu bia, thuốc lá, cafein và thậm chí là rau xanh chứa các chất phenol ăn hàng ngày mang lại. Với tác dụng như vậy tỏi đen trở thành loại thực phẩm lý tưởng hỗ trợ điều trị các bệnh mãn tính (gây ra do các tế bào bị hư tổn do các gốc tự do) như Alzheimer, bệnh tim, các vấn đề về hệ tuần hoàn, đái tháo đường và rất nhiều bệnh mãn tính khác [5], [6].
b. Phòng ngừa và hỗ trợ điều trị ung thư
Trong quá trình lên men tỏi đen đã sản sinh sulfur hữu cơ, là một dẫn xuất của carbonat có hoạt tính mạnh trong ức chế quá trình peroxy hóa lipit hơn hẳn so với tỏi thường. Các dịch chiết từ tỏi đen có tác dụng kháng mạnh tế bào khối u, giúp hỗ trợ điều trị ung thư hiệu quả bằng con đường kích thích đáp ứng miễn dịch, từ đó loại bỏ khả năng di căn của các tế bào khối u. Các hoạt chất có trong tỏi đen có khả năng làm ức chế sự phát triển của một loạt các dòng tế bào ung thư bằng cách thay đổi chu kì tế bào và gây ra sự lão hóa sớm (apoptosis) tế bào ung thư. Đối với bệnh ung thư đại tràng, tỏi đen có khả năng ức chế sự tăng trưởng và thúc đẩy quá trình tự lão hóa của các tế bào ung thư đại tràng HT29 thông qua ức chế các tín hiệu nội bào phosphatidylinositol 3- kinaseprotein kinase B (PI3K/Akt) [2].
Theo kết quả nghiên cứu khoa học công bố năm 2012 trên tạp chí Molecular Medicine Report, tỏi đen có khả năng ức chế tế bào ung thư dạ dày, giảm kích thước, trọng lượng của các khối u ác tính; điều hòa miễn dịch và chống oxy hóa [8]. Một số nghiên cứu khác cũng chỉ ra 70% chất chiết xuất tỏi đen có thể gây độc cho các tế bào ung thư như A549 (ung thư phổi), MCF-7 (ung thư vú), AGS (ung thư dạ dày) và HepG2 (ung thư gan) [4].
c. Giảm mỡ máu
Tỏi đen có chứa các hợp chất của lưu huỳnh có tác dụng chống oxy hóa cao S-allycyl-L-cysteine, Alline, Isoalliin… làm hạ cholesterol bằng cách gia tăng sự đào thải choslesterol và giảm hấp thu cholesterol xấu qua ruột, qua đó làm giảm nồng độ lipid trong máu. Ngoài ra, allicin kích thích sự giãn nở của mao mạch, giúp máu lưu thông, thúc đẩy tuần hoàn máu, oxy và dưỡng chất được cung cấp đến khắp cơ thể, giảm cảm giác ê ẩm, cơn đau. Các hoạt chất trong tỏi đen có tác dụng chống đông máu, ngăn không cho các tiểu cầu đóng thành cục, giảm chứng cao huyết áp, thiếu máu não và tim mạch [3].
d. Bảo vệ tế bào gan
Theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học Hàn Quốc, hiện nay, tỏi đen là loại dược liệu quý có khả năng bảo vệ, cải thiện chức năng gan và ức chế việc gây tăng cao men gan. Thậm chí, ngay kể cả với chế độ ăn uống nhiều chất béo, tỏi đen cũng giúp người bệnh chăm sóc tốt hơn lá gan của mình. Đây chính là lí do, các nhà khoa học của Viện nghiên cứu sinh học, Khoa Dược Đại Học Quốc gia Chungbuk – Hàn Quốc đề nghị bổ sung tỏi đen trong chế độ ăn uống hàng ngày, nhằm hỗ trợ điều trị tốt cho các tổn thương ở gan [7].
e. Điều hòa miễn dịch, tăng cường sức đề kháng
Ở trong tỏi đen, S-allylcysteine hỗ trợ sự hấp thu, chuyển hóa allicin dễ dàng hơn, do đó thúc đẩy mạnh mẽ khả năng tự bảo vệ cơ thể chống vi khuẩn, virus, nấm. Ngoài ra, tỏi đen còn giúp cải thiện một số chức năng về trí nhớ và hệ thần kinh thông qua khả năng chống oxy hóa mạnh mẽ của mình.
Tiểu đường (đái tháo đường) là một căn bệnh mãn tính trong đó cơ thể bị rối loạn chuyển hóa chất đường do không sản xuất đủ insulin hoặc không sử dụng được insulin. Thông thường, các loại chất đường, tinh bột và chất dinh dưỡng khác được phân tách ra thành glucose và được máu luân chuyển đến các tế bào.
Các tế bào sử dụng Insulin – một hormone do tuyến tụy tiết ra, có tác dụng chuyển hóa glucose thành năng lượng. Nếu như không đủ lượng insulin do tuyển tụy bị tổn thương hoặc insulin không được sử dụng đúng cách, đường glucose sẽ tăng cao trong máu và đến một mức nào đó (quá ngưỡng hấp thụ của thận) thì lượng đường bên trong máu sẽ bị đào thải qua nước tiểu gây ra bệnh đái đường.
Để giải quyết vấn đề này, tỏi đen là lựa chọn rất tốt, hàm lượng Insulin trong tỏi đen VIETKIGA rất cao giúp bổ sung lượng Insuline cho cơ thể bạn cùng với đó, hàm lượng kháng sinh tự nhiên và các hoạt chất sinh học có trong tỏi đen sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch, giúp tuyến tụy phục hồi nhanh chóng, tăng khả năng chuyển hóa đường thành năng lượng và giúp ổn định các rối loạn chuyển hóa của tuyến tụy, cân bằng đường huyết.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Đức Vượng và CS (2015). Nghiên cứu lên men tỏi đen từ tỏi trắng xã Quảng Hòa, Quảng Trạch,Quảng Bình. Tạp chí thông tin khoa học và công nghệ Quảng Bình, số 1.
2. Dong, M., Yang, G., Liu, H., Liu, X., Lin, S., Sun, D., Wang, Y. (2014). Aged black garlic extract inhibits HT29 colon cancer cell growth via the PI3K/Akt signaling pathway. Biomedical Reports, 2(2), 250–254.
3. Ha, A. W., Ying, T., & Kim, W. K. (2015). The effects of black garlic (Allium satvium) extracts on lipid metabolism in rats fed a high fat diet. Nutrition Research and Practice, 9(1), 30–36.
4. Kimura, Shunsuke et al (2017). Black garlic: A critical review of its production, bioactivity, and application. Journal of Food and Drug Analysis , Volume 25 , Issue 1 , 62 - 70
5. Lee, Y.-M., Gweon, O.-C., Seo, Y.-J., Im, J., Kang, M.-J., Kim, M.-J., & Kim, J.-I. (2009). Antioxidant effect of garlic and aged black garlic in animal model of type 2 diabetes mellitus. Nutrition Research and Practice, 3(2), 156–161.
6. Sook Choi, Han Sam Cha, Young Soon Lee (2014). Physicochemical and Antioxidant Properties of Black Garlic. Molecules 2014, 19(10), 16811-16823.
7. Shin, J. H., Lee, C. W., Oh, S. J., Yun, J., Kang, M. R., Han, S.-B., … Kang, J. S. (2014). Hepatoprotective Effect of Aged Black Garlic Extract in Rodents. Toxicological Research, 30(1), 49–54.
8. Wang, X., Jiao, F., Wang, Q., Wang, J., Yang, K., Hu, R. ... Wang, Y. (2012). Aged black garlic extract induces inhibition of gastric cancer cell growth in vitro and in vivo. Molecular Medicine Reports, 5, 66-72.