HÃY TÌM HIỂU XEM TẠI SAO TỎI ĐEN LẠI TỐT CHO NGƯỜI BỊ TIỂU ĐƯỜNG
1. TIỂU ĐƯỜNG
- Bệnh tiểu đường hay còn gọi là bệnh đái tháo đường, là một bệnh rối loạn chuyển hóa mạn tính rất phổ biến. Khi mắc bệnh tiểu đường, cơ thể bạn mất đi khả năng sử dụng hoặc sản xuất ra hormone insulin một cách thích hợp. Mắc bệnh tiểu đường có nghĩa là bạn có lượng đường trong máu quá cao do nhiều nguyên nhân. Tình trạng này có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng cho cơ thể, bao gồm cả mắt, thận, thần kinh và tim.
2. PHÂN LOẠI TIỂU ĐƯỜNG:
+ Tuýt 1: Là chứng rối loạn tự miễn, trong đó hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công các tế bào tuyến tụy thay vì các yếu tố bên ngoài. Điều này sẽ gây ra sự thiếu hụt insulin và tăng lượng đường huyết.
+ Tuýt 2: là bệnh tiểu đường không phụ thuộc insulin (NIDDM), là loại tiểu đường phổ biến nhất, chiếm 90% đến 95% tổng số bệnh nhân được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường. Bệnh thường xuất hiện ở tuổi trưởng thành, nhưng do tỷ lệ béo phì ngày càng cao, hiện nay ngày càng nhiều trường hợp bệnh được phát hiện ở tuổi vị thành niên và người trẻ tuổi. Bạn có thể mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 mà bạn hoàn toàn không biết.
+ Một số loại tiểu đường khác: Bệnh tiểu đường thai kỳ là một loại tiểu đường chỉ xảy ra ở phụ nữ mang thai. Bệnh này có thể gây ra các vấn đề cho cả bà mẹ và trẻ sơ sinh nếu không được điều trị. Tuy nhiên, bệnh tiểu đường thai kỳ thường biến mất sau khi chuyển dạ. Các loại tiểu đường khác thì ít gặp hơn, nguyên nhân có thể đến từ hội chứng di truyền, phẫu thuật, thuốc, suy dinh dưỡng, nhiễm trùng hoặc khi mắc các bệnh khác. Đái tháo nhạt, mặc dù có tên gần giống với các loại trên, đây lại là một trường hợp bệnh khác gây ra do thận mất khả năng trữ nước. Tình trạng này là rất hiếm và có thể điều trị.
3. NGUYÊN NHÂN BỊ TIỂU ĐƯỜNG
+ Tuýt 1: Nguyên nhân chính xác gây bệnh tiểu đường tuýp 1 không rõ. Theo các chuyên gia, nguyên nhân tiểu đường có thể là do hệ thống miễn dịch tấn công và phá hủy các tế bào sản xuất insulin của bạn trong tuyến tụy. Điều này khiến bạn có ít hoặc không có insulin. Lúc này, lượng đường thay vì chuyển đến các tế bào lại tích lũy trong máu, gây ra bệnh tiểu đường.
Bệnh tiểu đường tuýp 1 được cho là do tính nhạy cảm di truyền và các yếu tố môi trường gây ra, mặc dù các yếu tố chính xác gây bệnh vẫn chưa rõ.
+ Tuýp 2 và tiền tiểu đường: Ở những người bị tiền tiểu đường và tiểu đường tuýp 2, các tế bào trở nên đề kháng với hoạt động của insulin và tuyến tụy không thể tạo đủ insulin để vượt qua sự đề kháng này. Lúc này, đường sẽ không thể đến các tế bào trong cơ thể mà tích tụ trong máu. Nguyên nhân gây bệnh vẫn chưa rõ, mặc dù nhiều người tin rằng yếu tố di truyền và môi trường đóng một vai trò trong việc gây ra bệnh tiểu đường tuýp 2. Thừa cân có liên hệ chặt chẽ với sự xuất hiện của bệnh tiểu đường tuýp 2, nhưng không phải ai mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 đều thừa cân.
+ Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường thai kỳ: Trong thời kỳ mang thai, nhau thai tạo ra kích thích tố để duy trì thai kỳ của bạn. Những kích thích tố này làm cho các tế bào có khả năng kháng insulin tốt hơn. Thông thường, tuyến tụy đáp ứng bằng cách sản xuất đủ insulin để vượt qua sức đề kháng này. Tuy nhiên, đôi khi tuyến tụy không thể sản xuất đủ insulin. Khi điều này xảy ra sẽ dẫn đến lưỡng đường vẩn chuyển vào các tế bào giảm và lượng tích tụ trong máu tăng, dẫn đến tiểu đường thai kỳ.
4. TRIỆU CHỨNG CỦA NGƯỜI BỊ BỆNH TIỂU ĐƯỜNG
+ Các triệu chứng bệnh tiểu đường bao gồm:
- Có cảm giác cực kỳ khát, hay còn được gọi là chứng khát nhiều;
- Đi tiểu nhiều, đôi khi đi thường xuyên mỗi giờ, còn gọi là chứng tiểu nhiều;
- Sụt cân không rõ nguyên nhân;
- Cảm thấy kiệt sức và mệt mỏi.
+ Bạn có thể có hoặc không có các triệu chứng bệnh tiểu đường khác, như:
- Buồn nôn hoặc nôn mửa;
- Mờ mắt;
- Nhiễm trùng âm đạo thường xuyên ở phụ nữ;
- Nhiễm nấm men hoặc nấm candida;
- Khô miệng;
- Chậm lành vết loét hoặc vết cắt;
- Ngứa da, đặc biệt là ở bẹn hoặc khu vực âm đạo.
5. BIẾN CHỨNG CỦA TIỂU ĐƯỜNG (Thật là nguy hiểm nếu bạn và người thân của mình bị tiểu đường)
Các biến chứng bệnh tiểu đường là gì?
Biến chứng bệnh tiểu đường thường phát triển dần dần. Bạn mắc bệnh tiểu đường càng lâu và lượng đường trong máu càng ít kiểm soát, bạn càng có nguy cơ mắc biến chứng cao. Cuối cùng, biến chứng tiểu đường có thể không điều trị được hoặc thậm chí đe dọa đến tính mạng. Các biến chứng có thể xảy ra bao gồm:
• Bệnh tim mạch: Bệnh tiểu đường làm tăng đáng kể nguy cơ mắc các vấn đề về tim mạch khác, bao gồm bệnh động mạch vành kèm đau ngực (đau thắt ngực), đau tim, đột quỵ và hẹp động mạch (xơ vữa động mạch). Nếu bị tiểu đường, bạn có nhiều khả năng mắc bệnh tim hoặc đột quỵ.
• Tổn thương thần kinh (bệnh thần kinh): Mức đường dư có thể làm tổn thương các thành mạch máu nhỏ (mao mạch) nuôi dưỡng dây thần kinh, đặc biệt là ở chân. Điều này có thể gây ngứa, tê, rát hoặc đau thường bắt đầu ở đầu ngón chân hoặc ngón tay và dần dần lan rộng lên trên. Nếu không được điều trị, bạn có thể mất cảm giác hoàn toàn ở chân tay bị ảnh hưởng. Thiệt hại cho các dây thần kinh liên quan đến tiêu hóa có thể gây ra vấn đề với buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy hoặc táo bón. Đối với nam giới, bệnh có thể dẫn đến rối loạn cương dương.
• Tổn thương thận (bệnh thận): Thận chứa hàng triệu cụm mạch máu nhỏ (tiểu cầu) để lọc chất thải ra khỏi máu của bạn. Bệnh tiểu đường có thể làm hỏng hệ thống lọc tinh tế này. Tổn thương thận nghiêm trọng có thể dẫn đến suy thận hoặc bệnh thận giai đoạn cuối không hồi phục, cần phải chạy thận hoặc ghép thận.
• Tổn thương mắt (bệnh võng mạc): Bệnh tiểu đường có thể làm tổn thương các mạch máu của võng mạc (bệnh võng mạc tiểu đường), có khả năng dẫn đến mù lòa. Bệnh tiểu đường cũng làm tăng nguy cơ mắc các tình trạng thị lực nghiêm trọng khác, chẳng hạn như đục thủy tinh thể và bệnh tăng nhãn áp.
• Tổn thương chân: Tổn thương dây thần kinh ở bàn chân hoặc lưu thông máu kém đến chân làm tăng nguy cơ mắc biến chứng chân khác nhau. Nếu không được điều trị, vết cắt và mụn nước có thể phát triển thành nhiễm trùng nghiêm trọng, thường rất khó lành và có thể phải đoạn chi.
• Các tình trạng da: Bệnh tiểu đường có thể khiến bạn dễ bị các vấn đề về da hơn, bao gồm nhiễm trùng do vi khuẩn và nấm.
• Khiếm thính: Các vấn đề thính giác thường gặp hơn ở những người mắc bệnh tiểu đường.
• Bệnh Alzheimer: Bệnh tiểu đường tuýp 2 có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer. Việc kiểm soát lượng đường trong máu của bạn càng kém thì nguy cơ mắc biến chứng bệnh tiểu đường càng lớn.
6. CÁCH ĐIỀU TRỊ TIỂU ĐƯỜNG TỪ TỎI ĐEN
- Hiện nay, có rất nhiều bệnh nhân quan tâm tới các loại thực phẩm chức năng cho người tiểu đường bởi họ hiểu được mức độ nguy hiểm và dễ dẫn đến biến chứng, thậm chí có thể gây tử vong của căn bệnh này.
- Tỏi đen là một loại thực phẩm lý tưởng hỗ trợ điều trị rất nhiều bệnh lý, đặc biệt là tiểu đường.
- Sự gia tăng của hàm lượng protein bị glycation hóa và sự tích lũy các sản phẩm cuối cùng của quá trình glycation hóa (advanced glycation endproducts (AGEPs)) được cho rằng có liên quan đến sinh bệnh lý của bệnh tiểu đường.
- Các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng các chiết xuất của tỏi đen ức chế sự hình thành AGEPs trong ống nghiệm và ức chế sự hình thành dẫn xuất của glycation với các gốc tự do.
- SAC là chất chống oxy hóa mạnh và ức chế sự hình thành AGEPs. Nghiên cứu này cũng cho thấy rằng những tác động có hại của các AGEPs có thể được ngăn ngừa bằng sử dụng chất chống oxy hóa.
Một số sản phẩm của quá trình Maillard khi lên men tỏi đen có tác dụng chống lại sự hình thành glycation, do đó tỏi đen có thể có tác dụng bảo vệ chống lại các biến chứng của bệnh tiểu đường. Một số nghiên cứu khác đã chỉ ra rằng 4 hợp chất organosulfur bắt nguồn từ tỏi, diallyl sulfide, S-ethylcysteine, S-allylcysteine, và N-acetylcystein, bảo vệ LDL chống lại quá trình oxy hóa và glycation và do đó có thể giải thích tại sao tỏi đen bảo vệ và chống lại bệnh tim mạch, giảm biến chứng tiểu đường.
Các nhà khoa học Hàn Quốc đã nghiên cứu lâm sàng tác dụng của tỏi đen trong việc kiểm soát biến chứng tăng huyết áp và rối loạn mỡ máu do tiểu đường tuýp 2 gây nên.
- Tỏi đen VietKiga có nguồn gốc từ tỏi tươi Kinh Môn – Hải Dương. Được ủ theo công nghệ Nhật Bản, đảm bảo chất lượng, quy trình khép kín, thời gian ủ từ 45 – 60 ngày. Trong tỏi đen có đầy đủ 18 axit amin, hàm lượng SAC chống oxy hóa rất cao càng gây ức chế sự hình thành AGEPs. Rất tốt cho những người bị tiểu đường cả tuýt 1 và tuýt 2.
Hiện nay, sản phẩm tỏi đen Vietkiga đã có mặt tại Quy Nhơn
Cửa hàng: THỰC PHẨM DINH DƯỠNG HOXUDO
Quý khách đến địa chỉ: 183 Nguyễn Thị Minh Khai, Tp. Quy Nhơn, T. Bình Định.
Hoặc liên hệ: 0948 52 4848 (Mr.Hòa) để được tư vấn về sản phẩm.
(Mời quý độc giả đón đọc bài viết tiếp theo: TỎI ĐEN TỐT CHO NGƯỜI CAO HUYẾT ÁP)
(Mời quý độc giả đón đọc bài viết tiếp theo: TỎI ĐEN TỐT CHO NGƯỜI CAO HUYẾT ÁP)